Dân thiết kế thế hệ mới có cách phối màu như thế nào?

Mỗi thời đại đều có những hệ màu được định vị theo xu hướng thiết kế, góp phần mang đến những “bản ngã” màu sắc đặc biệt để các designer có thể thỏa sức sáng tạo. Bước vào những năm đầu của thập kỷ mới, công nghệ 4.0 phát triển kéo theo sự minh họa đầy sống động trong cách phối màu của thế giới phẳng. Vậy, dân thiết kế 4.0 có cách phối màu như thế nào? Nếu bạn cũng đang cần sự đột phá cho những họa phẩm của mình, đừng nên bỏ qua cách phối màu trong thiết kế thế hệ mới được tổng hợp dưới đây nhé!

Cách 1: Phối màu đơn sắc

Khi áp dụng quy tắc phối màu này trong thiết kế, bạn sẽ chỉ sử dụng một màu chủ đạo hoặc có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng màu để tạo nên tính cộng hưởng. Do không quá phức tạp nên kiểu phối màu đơn sắc sẽ rất dễ chịu với đa số đối tượng. Song, do có sự đơn giản nên đôi lúc nguyên tắc phối màu này sẽ dễ tạo nên sự đơn điệu, khó tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong bức ảnh, tác phẩm nghệ thuật.

Thông thường, phối màu đơn sắc được sử dụng trong những thiết kế có phong cách tối giản bởi sự đơn giản của chúng có thể giúp người xem không bị xao nhãng vào các yếu tố khác, chỉ cần tập trung vào các yếu tố quan trọng như thông điệp, nội dung,… Ngoài ra, cách phối màu trong thiết kế này còn được sử dụng để làm các typeface hay typography trở nên sắc nét, thu hút hơn.


Cách 2: Phối màu tương đồng

Theo định nghĩa của dân thiết kế 4.0, màu tương đồng là màu kết hợp tốt với những màu kế bên nó trên bánh xe màu sắc, tạo nên những cách phối màu nhã nhặn, thu hút người xem. Phối màu tương đồng thường đa dạng về màu sắc hơn so với đơn sắc nên người xem có thể phân biết các nội dung khác nhau trên bức ảnh, tác phẩm,… Tuy có nhiều màu sắc nhưng các màu này lại đứng liền kề nhau trên bánh xe màu nên cách phối màu tương đồng đều êm dịu, vừa mắt, không quá rối rắm và phức tạp.

Để thực hiện cách phối màu trong thiết kế này, bạn cần chọn ra một màu chủ đạo (màu sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải tương tác tốt với màu này). Sau đó, hãy chọn ra màu thứ hai với nhiệm vụ phân biệt nội dung quan trọng của sản phẩm. Cuối cùng, chọn ra màu thứ ba dành cho những chi tiết không quá quan trọng (thường dùng để trang trí).


Cách 3: Phối màu bổ túc trực tiếp

Cách phối màu bổ túc thường dùng cho những cặp màu đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc để tạo thành những dải phối màu năng động, tràn đầy năng lượng và dễ tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng. Chính sự đối lập giữa các màu với nhau mà cách phối màu trong thiết kế này không phù hợp đối với những sản phẩm theo phong cách thư giãn, nhẹ nhàng.

Tương tự như phối màu tương đồng, khi chọn phối màu bổ túc trực tiếp, bạn hãy chọn cho mình một màu sắc chủ đạo, sau đó chọn màu đối xứng với nó để làm màu phụ. Lưu ý, không nên chọn màu sắc có độ nhạt bởi như thế sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *